Lịch sử Võ_sĩ_giác_đấu

Giữa thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, võ sĩ giác đấu trở thành môn chơi thế tục. Bên cạnh các trận giác đấu giữa các võ sĩ, còn có loại hình giác đấu giữa người với thú hoặc thú dữ đấu với nhau.[4]

Võ sĩ giác đấu chiến đấu với hổ

Trong trận đánh, nhiều đôi võ sĩ cùng lúc giáp chiến trong tiếng hò la của đám đông để hâm nóng không khí. Trọng tài mặc áo trắng mang băng đỏ hoặc xanh dương và kiểm tra xem võ sĩ đánh đúng luật hay không. Võ sĩ thua cuộc phải giơ tay lên hỏi ý kiến dân chúng và sẽ sống nếu đám đông chỉ ngón tay cái lên trời hoặc bị giết tại chỗ nếu đám đông chỉ ngón cái xuống đất.

Đến năm 80, dưới thời hoàng đế Titus, thành Rome mới khánh thành đấu trường riêng cho giác đấu: đấu trường Colisée đủ sức chứa từ 50.000 – 80.000 người xem. Các nhà kiến trúc La Mã xây dựng đấu trường theo hình elip, được bao bọc bằng nhiều hàng ghế hình bậc thang.

Sau đó, người La Mã cổ xưa đã đưa các võ sĩ giác đấu từ mọi nơi mà đế chế La Mã thống trị, trong đó có châu Phi và Địa Trung Hải đến cả Anh và xây dựng các đấu trường và khán đài vòng tại những thành phố La Mã quan trọng như London và Chester, nơi các võ sĩ giao đấu trong cuộc chiến sinh tử để mua vui cho khán giả.[1]